Cây bồ công anh và những sự thật thú vị

Mr.Đậu: Chọn Sản Phẩm Xanh - Cho Cuộc Sống Xanh

Danh mục
Nhãn hàng
Xem Nhanh
Cây bồ công anh và những sự thật thú vị
Ngày đăng: 19/03/2023 01:36 PM

    Cây bồ công anh là một trong các loại cỏ mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe. Cùng đi tìm hiểu về những điều thú vị bồ công anh đem lại nhé!

    Cây bồ công anh và những sự thật thú vị bạn nên biết 

    Cây bồ công anh là một trong những loài cây cỏ có khá nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Bồ công anh chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, giúp người dùng bổ sung dinh dưỡng cũng như hỗ trợ điều trị các bệnh lý cơ thể. Nó cũng được nhiều người sử dụng như một vị thuốc quý trong các bài thuốc dân gian. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các đặc điểm sinh học, công dụng của cây bồ công anh và các bài thuốc từ loài cây này.

     Đặc điểm sinh học của cây bồ công anh

    Cây bồ công anh là một loài cây thân thảo, có tên khoa học Lactuca Indica, thuộc họ Cúc Asteraceae. Nó cũng được biết đến với nhiều tên gọi khác như rau bồ cóc, diếp trời, diếp hoang hay rau mũi mác, rau lưỡi cày,... Bồ công anh cao khoảng từ 1-3m, thân cây ngắn, nhỏ, nhẵn, có dịch nhũ trắng như sữa bám ở toàn thân. Rễ cây bồ công anh mập, thường được thu hái để làm thuốc.

    Lá bồ công anh thuộc dạng lá đơn, có nhiều hình dạng khác nhau, mọc chụm lại ở gốc tạo thành hình hoa thị. Phiến lá thường có hình bầu dục, dạng thuôn dài, kích thước khoảng từ 15-30cm và độ rộng khoảng 3-4cm. Lá cây bồ công anh có đỉnh nhọn, xẻ thùy lông chim 4-5 đôi đều nhau, các cặp thuỳ ở gần cuống lá có khía răng nhọn men dần xuống cuống lá. Hoa bồ công anh có hai loại là màu vàng (hoàng hoa địa đinh) và tím (tử hoa địa đinh). 

    Cây bồ công anh và tác dụng của bồ công anh

     

    Cây bồ công anh có thể trồng bằng hạt vào khoảng tháng 3-4 hoặc tháng 9-10 hàng năm. Thời gian sinh trưởng của cây khoảng 4 tháng là có thể cho thu hoạch. Cây bồ công anh sau thu hái có thể sử dụng tươi hoặc sấy khô để dùng dần mà không cần qua chế biến phức tạp. 

    Các thành phần hoá học có trong cây bồ công anh

    Cây bồ công anh có chứa khoảng 0,98% flavonoid toàn phần như lactopicrin, taraxacin, cosmosiin, sitosterol,.... Trong lá và hoa bồ công anh chứa khoảng 88,8% nước, 0,44% chất xơ, 0,6% protein, 3,7% cacbohydrat, khoảng 73mg/100g vitamin C,... Trong rễ cây bồ công anh có chứa taraxerol, amyrin và stigmasterol. 

    Hoa bồ công anh cũng chứa nhiều chất loại chất như arnidol, flavoxanthin, vitamin C, vitamin D. Bên cạnh đó, phấn hoa chứa acid folic, vitamin E và cánh hoa có chứa carotene, coumestrol. Bên cạnh đó, cây bồ công anh cũng chứa các loại chất khác như glucid, các loại đường fructose, cymarose, glucose, acid acetic và vitamin B2. 

    Cây bồ công anh có mấy loại? 

    Nhiều người không biết cách nhận biết cây bồ công anh trong tự nhiên cũng như có bao nhiêu loại phổ biến. Trên thực tế, chúng ta thường bắt gặp 3 loại cây bồ công anh là chỉ thiên, thân thấp và thân cao. 

    Cây bồ công anh cao 

    Cây bồ công anh cao có độ cao trung bình khoảng từ 100-150 cm. Nó được tìm thấy nhiều ở vùng đồng bằng và trung du miền núi phía Bắc Việt Nam. Lá của cây bồ công anh thân cao gần giống cây rau cải, không có dạng răng cưa, màu xanh nhạt. Lá thường mọc thành chùm và được người dân sử dụng để sắc nước uống hoặc để xào, nấu canh như một loại rau. 

     

    Cây bồ công anh cao

    Cây bồ công anh cao

    Cây bồ công anh lùn

    Cây bồ công anh lùn có chiều cao trung bình khoảng từ 10-20cm, toàn thân có dịch nhũ trắng sữa. Lá cây bồ công anh thấp màu xanh đậm, dạng thuôn dài như mũi mác,  mọc từ rễ lên và nằm sát dưới đất. Hoa lúc mới nở màu vàng sau đó ngả dần sang trắng và mang theo hạt bồ công anh phát tán theo gió. Bồ công anh lùn có thành phần dược tính cao và được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y, cải thiện sức khỏe.

     

    Cây bồ công anh lùn

    Cây bồ công anh lùn

    Cây bồ công anh chỉ thiên 

    Cây bồ công anh chỉ thiên thường được tìm thấy nhiều ở miền Nam nước ta. Cây bồ công anh chỉ thiên thấp, thân thảo và mảnh, lá, hoa mọc so le nhau. Cây bồ công anh thấp được phơi khô để nấu trà hoặc làm các món ăn như một loại rau xanh thông thường. 

     

    Cây bồ công anh chỉ thiên

    Cây bồ công anh chỉ thiên

    Những công dụng của cây bồ công anh đối với sức khỏe

    Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác dụng của cây bồ công anh đối với sức khoẻ nhờ có nhiều thành phần dược tính tốt. Loại dược liệu tự nhiên này có tính mát, độ kiềm cao, vị đắng, bổ kinh can, thận, tâm, thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Dưới đây là một số công dụng của cây bồ công anh đối với sức khỏe mà bạn nên biết. 

    Chữa trị các bệnh da liễu

    Cây bồ công anh có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý ngoài da do nhiễm khuẩn, nấm. Phần thân, lá bồ công anh có nhựa trắng sữa, vị đắng, tính kiềm cao, nhiều thành phần dược tính. Các thành phần này có khả năng sát khuẩn, diệt côn trùng, nấm hiệu quả để trị các bệnh ngoài da do nhiễm khuẩn. 

    Phòng chống sự phát triển của các tế bào ung thư 

    Theo Đông y, cây bồ công anh có chứa các thành phần dược tính ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt. Rễ cây bồ công anh có khả năng kháng hoá trị, tiêu diệt và loại bỏ các khối u ác tính. Đồng thời, nó cũng nảy sinh cơ chế bảo vệ cho các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.

     

    Cây bồ công anh hỗ trợ chữa bệnh rất tốt

     
    Cân bằng lượng đường huyết trong máu

    Cây bồ công anh có tác dụng khá tích cực đối với người mắc bệnh tiểu đường nhờ khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất ra insulin. Từ đó loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể, cân bằng đường huyết. Những người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng cây bồ công anh trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

    Hỗ trợ hệ xương chắc khỏe

    Trong cây bồ công anh có chứa một lượng lớn canxi và chất chống oxy hóa như vitamin C, luteolin,….Các chất này có công dụng loại bỏ các gốc tự do có hại, bảo vệ xương  chắc khỏe. Đồng thời làm chậm quá trình lão hóa xương và loãng xương ở người trưởng thành. 

    Cải thiện chức năng gan và hệ tiêu hóa

    Cây bồ công anh có nhiều tác dụng tích cực đối với gan và hệ tiêu hoá. Nó kích thích gan một cách tự nhiên, cải thiện chức năng gan và thúc đẩy hệ tiêu hoá làm việc hiệu quả. Các hoạt chất có trong bồ công anh giúp cơ thể đào thải độc tố, cân bằng điện giải và tái lập hydrat.

    Bên cạnh đó, cây bồ công anh còn kích thích sự thèm ăn, giúp cải thiện hệ tiêu hoá nhờ các hoạt chất inulin và chất nhầy trong thân cây. Các hoạt chất này có tác dụng làm dịu đường tiêu hoá, kích thích sự tăng trưởng vi khuẩn có lợi và loại bỏ độc tố từ thực phẩm. Đồng thời hạn chế và ngăn cản sự hoạt động của các loại vi khuẩn ruột có hại cho hệ tiêu hoá. 

    Cải thiện sức khỏe đường tiết niệu 

    Cây bồ công anh hỗ trợ tăng cường sức khỏe đường tiết niệu nhờ tác dụng lợi tiểu. Bên cạnh đó, đặc tính tẩy bỏ của bồ công anh cũng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại. Hơn nữa, bồ công anh cũng kích thích sự tăng trưởng của các vi khuẩn có lợi và giúp đường tiết niệu khoẻ mạnh hơn. 

    Cây bồ công anh hỗ trợ giảm cân

    Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra tác dụng của cây bồ công anh hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nhờ nguyên lý hoạt động gây ức chế lipase tuyến tụy, trong quá trình tiêu hoá, một loại enzyme được giải phóng. Enzyme này giúp phân huỷ chất béo và loại bỏ mỡ thừa trong cơ thể tối đa. 

    Các bài thuốc từ bồ công anh hiệu quả 

    Nhờ chứa nhiều thành phần dược tính nên cây bồ công anh được sử dụng nhiều trong các bài thuốc để cải thiện sức khỏe. Trong phần này, bài viết sẽ chỉ ra cho bạn một số cách sử dụng cây bồ công anh làm thuốc hiệu quả. 

     

    Cây bồ công anh dùng làm thuốc


    Bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư từ bồ công anh 

    Để hỗ trợ điều trị ung thư, bạn sử dụng khoảng 20g rễ, 20g lá cây bồ công anh và 40g xạ đen. Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, để ráo nước và đem sắc với một lít nước. Nên sử dụng bài thuốc từ cây bồ công anh với xạ đen hàng ngày để thấy sức khỏe được cải thiện tốt hơn. 

    Bài thuốc chữa tắc tia sữa từ lá cây bồ công anh 

    Cây bồ công anh thường được sử dụng để chữa tắc tia sữa, sưng vú cho các sản phụ. Bạn dùng 20g lá bồ công anh rửa sạch, để ráo và sắc với nước để uống hàng ngày. Hoặc đơn giản hơn, bạn sử dụng 30-40g lá cây bồ công anh tươi, rửa sạch, để ráo, thêm vào vài hạt muối, giã nát. Sau đó vắt lấy nước cốt để uống và đắp bã lên vị trí vú bị sưng, đau. Bài thuốc này sẽ giúp khỏi hẳn tình trạng tắc tia sữa, sưng vú sau khoảng 2-3 lần sử dụng. 

    Bài thuốc điều trị đau dạ dày 

    Sử dụng 20g lá cây bồ công anh khô, 15g lá tía tô khô và 10g khổ sâm khô sắc với một lít nước. Đun đến khi phần nước cô đặc lại còn khoảng 400ml và chia nhỏ để uống trong ngày. Nên uống bài thuốc này khoảng chu kỳ 10 ngày, sau đó ngưng 3 ngày và lặp lại chu kỳ cho đến khi tình trạng đau dạ dày khỏi hoàn toàn. 

    Bài thuốc điều trị mụn nhọt, chán ăn

    Bạn dùng khoảng 10-15g lá cây bồ công anh khô sắc với 3 bát nước, tương đương 600ml. Sắc đến khi dung dịch cô đặc lại còn khoảng 200ml thì ngưng. Uống liên tục trong 3-5 ngày hoặc kéo dài cho đến khi tình trạng mụn và kém ăn được cải thiện.

    Xử lý vết thương bị rắn độc cắn với cây bồ công anh

    Tại vị trí bị rắn độc cắn, xử lý hết độc tố và diệt khuẩn để đảm bảo hiệu quả. Dùng một ít lá cây bồ công anh tươi, rửa sạch, thêm muối và giã nhuyễn để tạo thành hỗn hợp mịn. Đắp hỗn hợp lên vùng da bị rắn độc cắn và sử dụng gạc băng vết thương lại. Sử dụng hỗn hợp để đắp lên vết thương mỗi ngày một lần và liên tục hàng tuần.

     Tăng cường sự tập trung và tỉnh táo với trà bồ công anh

    Thay vì sử dụng cafe, bạn có thể sử dụng trà cây bồ công anh để tăng cường sự tập trung và tỉnh táo. Trà bồ công anh được làm từ rễ cây non, sau khi rang lên có màu đen sậm. Dùng một ít rễ cây bồ công anh khô, ủ với nước nóng sau đó lọc bỏ cặn và sử dụng để uống hàng ngày. Những người cần sự tập trung tỉnh táo nhưng cơ thể phản ứng tiêu cực khi sử dụng cafe nên sử dụng trà bồ công anh thay thế. 

     

    ây bồ công anh dùng làm trà uống rất tốt


    Bồ công anh có ăn được không? Gợi ý một số cách chế biến món ăn từ cây bồ công anh

    Bồ công anh có ăn được không là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về loại cây này. Lá cây bồ công anh chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin, sắt, nước, khoáng chất,… giúp cải thiện sức khoẻ và điều trị bệnh. Trên thực tế, loại lá này khá lành tính và có thể sử dụng để làm các món ăn hàng ngày. 

    Lá bồ công anh xào tỏi

    Chọn phần lá cây bồ công anh tươi, non, rửa sạch nhiều lần với nước và để ráo. Phi thơm tỏi với dầu ăn và cho lá bồ công anh vào đảo đều khoảng 3’. Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa ăn và tắt bếp, không nên xào bồ công anh quá lâu vì sẽ làm mất dưỡng chất. Trước khi thưởng thức, đảo thêm một ít nước cốt chanh sẽ làm tăng hương vị và dễ ăn hơn. 

    Salad bồ công anh

    Vị đắng đặc trưng của cây bồ công anh kết hợp được với khá nhiều loại rau củ để tạo nên một món salad bổ dưỡng. Bạn có thể kết hợp với dưa leo, cà chua bi, ngô ngọt, thịt bò,… và các loại nước sốt để tăng thêm hương vị. Ngoài ra, bạn có thể thử thêm nước sốt bồ công anh kết hợp với lá ngò, dầu mè, mayonnaise để món salad có vị thơm ngậy đặc trưng. 

     

    Salad bồ công anh khá hấp dẫn và rất tốt


    Những tác dụng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng cây bồ công anh

    Khi sử dụng cây bồ công anh để trị bệnh, bạn cần chú ý một số tác dụng phụ dưới đây: 

    • Sử dụng bồ công anh có nguồn gốc rõ ràng, không có chất kích thích, thuốc trừ sâu, phân hoá học. 
    • Trong quá trình sử dụng, cần theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu xuất hiện các triệu chứng viêm da tiếp xúc, mẫn cảm, bạn cần ngừng sử dụng và đến các cơ quan y tế để được thăm khám. 
    • Không nên sử dụng cây bồ công anh cho các đối tượng trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc hội chứng ruột kích thích, tắc nghẽn ống mật, tắc ruột và người mẫn cảm với các thành phần dược tính. 


    Cây bồ công anh có nhiều tác dụng đối với sức khoẻ và được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y. Bên cạnh đó, nó cũng được dùng để chế biến thành các món ăn hàng ngày hoặc sấy khô để làm thành trà. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý các tác hại của bồ công anh đối với sức khoẻ nếu sử dụng không đúng cách. Do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn nguồn bồ công anh uy tín trước khi sử dụng. 

     

    • Thêm Bình Luận

    Ý kiến bình luận hoặc thảo luận của bạn