TÁC DỤNG, LỢI HẠI CỦA TRÀ XANH VÀ THÓI QUEN UỐNG TRÀ ĐÚNG
Trà xanh từ xưa đã được ông cha ta sử dụng. Trà xanh ngoài chức năng là thức uống còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tác dụng của trà xanh là gì? Uống trà lúc nào thì tốt? Có nên uống trà không? Hãy cùng tác giả đi tìm hiểu trong bài phân tích dưới đây.
Tác dụng của trà xanh là gì
Tác dụng của trà xanh với sức khỏe chúng ta rất đa dạng. Uống trà giúp cải thiện đáng kể sự tỉnh táo và tư duy. Trong phần tiếp theo hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi uống trà có tốt không? có nên uống trà không?
Trà xanh là loại thức uống có lợi cho con người.
- Giúp làm giảm trầm cảm, bệnh gan nhiễm mỡ không chứa cồn (NAFLD), nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, loãng xương, bệnh viêm ruột (viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn), giảm cân và điều trị rối loạn dạ dày.
- Ngăn ngừa các loại ung thư khác nhau, bệnh bạch cầu và ung thư da liên quan đến ánh sáng mặt trời, bao gồm ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột kết, ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan.
- Phụ nữ khi uống trà xanh có thể phòng ngừa mụn cóc sinh dục. Giảm thiểu sự phát triển của các tế bào trong cổ tử cung và ung thư cổ tử cung.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson, bệnh tim và mạch máu, sâu răng, tiểu đường, huyết áp thấp, hội chứng mệt mỏi mãn tính, sỏi thận và tổn thương da.
- Nhiều người súc miệng bằng trà xanh để phòng tránh cảm lạnh và cúm.
Cơ chế hoạt động và biến đổi chất của trà xanh là gì
Polyphenol có trong trà xanh giúp ngăn ngừa chứng viêm, sưng ngoài ra còn có thể bảo vệ sụn và giảm thoái hóa khớp. Chất này có nhiều khả năng chống lại sự nhiễm trùng virus gây ra ở người (HPV). Hơn nữa loại chất này cũng làm giảm sự phát triển của các tế bào phát triển bất thường trong cổ tử cung.
Trà xanh có chứa một lượng từ 2% đến 4% cafein. Chất này ảnh hưởng đến việc tư duy và sự tỉnh táo, tăng lượng nước tiểu. Hơn nữa nó cũng có thể cải thiện chức năng của những tế bào tiếp nhận thông tin trong bệnh Parkinson. Đó chính là tác dụng của trà xanh được đánh giá là quan trọng.
Trà xanh có cơ chế hoạt động phức tạp nhưng có lợi.
Cơ chế hoạt động của Caffeine trong trà xanh là kích thích hệ thống thần kinh, tim. Chúng hoạt động bằng cách tăng cường giải phóng những chất dẫn truyền xung thần kinh trong não.
Cách dùng trà xanh hiệu quả
Dùng để uống
- Đối với người phát hiện sự phát triển bất bình thường của các tế bào cổ tử cung. Bạn nên dùng 200mg chiết xuất trà xanh rồi uống hàng ngày kết hợp với thuốc mỡ trà xanh. Bạn nên dùng chúng 2 lần một tuần trong 8-12 tuần.
- Đối với bệnh nhân cao huyết áp: Người bệnh nên dùng một ly trà xanh bằng cách đun sôi một túi trà có trọng lượng 3g với 150ml nước. Sau đó sử dụng chúng ba lần mỗi ngày trong khoảng 2 giờ sau mỗi bữa ăn trong 4 tuần.
- Đối với người bị huyết áp thấp thì nên dùng 400ml trà xanh uống trước mỗi bữa ăn trưa.
- Đối với các mảng trắng trên lợi: bạn có thể dùng 3g trà xanh kết hợp uống và thoa lên da trong 6 tháng. Tác dụng của trà xanh sẽ phát huy.
Khi uống trà ta có thể cảm nhận những hạnh phúc và sức khỏe.
Áp dụng cho da
- Đối với mụn cóc (mụn sinh dục): bạn nên sử dụng thuốc mỡ có chiết xuất từ trà xanh rồi áp dụng ba lần mỗi ngày. Tác dụng của trà xanh là giảm sự phát triển của chúng.
- Đối với người phát hiện sự phát triển bất thường của các tế bào cổ tử cung. Bạn hãy dùng thuốc mỡ trà xanh hai lần một tuần. Ngoài ra bạn có thể kết hợp với 200mg chiết xuất trà xanh hàng ngày trong 8-12 tuần.
- Đối với các mảng trắng (hay còn gọi là leukoplakia miệng): bạn dùng lượng 3g chè xanh kết hợp được uống và thoa lên da trong 6 tháng đã được sử dụng.
Tác dụng phụ của trà xanh
Khi bạn uống quá nhiều trà xanh có thể gây ra các vấn đề sau:
- Nhức đầu kèm theo chóng mặt và xuất hiện các triệu chứng ở đường tiêu hóa.
- Dẫn đến độc tính gan tăng cao, do có liên quan đến nồng độ epigallocatechin gallate cao hoặc các chất chuyển hóa của nó.
Nếu bạn có bất kỳ triệu trứng hay thắc mắc nào về các tác dụng của trà xanh hay tác dụng phụ, hãy hỏi ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Trà xanh cũng có tác dụng phụ.
Những lưu ý khi uống trà
Không uống trà theo thời gian tùy tiện
Bạn tuyệt đối không được uống trà vào buổi sáng. Ngoài ra cũng không nên uống khi dạ dày rỗng hoặc chưa ăn sáng. Lý do vì các chất có trong trà xanh sẽ khiến dịch vị dạ dày bị loãng đi. Nếu uống trong thời gian dài rất có khả năng bị viêm loét dạ dày.
Với những người thường xuyên bị mất ngủ hoặc có tiền sử bệnh, hoặc những người nhạy cảm với caffeine không nên uống trà vào buổi tối.
Không nên uống trà khi mới thức dậy vào buổi sáng.
Không uống trà quá đặc
Khi sử dụng với liều lượng nhiều trà xanh sẽ gây cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, không phải tất cả mọi người đều có khả năng hấp thụ được caffeine. Vậy nên một số người bị dị ứng khi uống trà có thể xảy ra tình trạng say trà: chóng mặt, nhức đầu, run tay chân… Tác dụng của trà xanh sẽ phát huy đúng nếu nó không gây ra tác dụng phụ.
Không nên uống nước trà xanh quá đặc.
Không uống trà khi đang sử dụng thuốc
Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị bệnh, bạn tuyệt đối không nên uống trà. Trong trà có chứa các hợp chất gây tác dụng với các thành phần của thuốc. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
Không nên uống trà khi đang dùng thuốc điều trị bệnh.
Không uống trà quá nóng
Nhiều người nhất là các cụ già có thói quen uống khi trà còn quá nóng mà vô tình không biết có thể dẫn nguy cơ ung thư thực quản. Bạn hãy pha trà với nhiệt độ thích hợp và uống khi trà còn ấm (khoảng 80 độ C). Hơn nữa người già cũng không nên uống trà vào buổi sáng, hoặc uống trà vào buổi tối.
Không nên uống trà quá nóng.
Không uống trà chung với đường hoặc sữa quá thường xuyên
Trà cho thêm đường hoặc sữa làm tăng lượng chất béo hấp thu vào cơ thể. Điều này làm gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bạn đừng sử dụng thường xuyên, liên tục, hãy chỉ uống ít và liều lượng thấp thôi nhé. Đây không phải tác dụng của trà xanh mà điều này còn khiến bạn tăng cân.
Không nên kết hợp trà xanh với đường sữa.
Không uống trà khi đang mắc một số bệnh
Trong phần tiếp theo hãy cùng đi tìm hiểu xem những người có bệnh có nên uống trà không?
Một số trường hợp bệnh nhân được bác sĩ khuyên tuyệt đối không nên sử dụng trà. Những bệnh nhân có bệnh dạ dày, tim mạch, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón, thiếu máu, các bệnh về sỏi thận… càng không nên uống. Với những bệnh nhân bị cao huyết áp, việc uống trà chỉ khiến tim đập nhanh hơn làm tăng huyết áp chứ không hề tốt cho sức khỏe.
Trên đây là bài viết về trà xanh, tác dụng của trà xanh và những lưu ý khi dùng trà xanh. Tác giả hy vọng quý độc giả đã có được những thông tin hữu ích. Chúc quý khách luôn có sức khỏe dồi dào và bình an.